Xây Dựng Mô Hình Kinh Doanh Bền Vững và Thành Công: 9 Bước Quan Trọng Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, việc xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững và mang lại lợi ích là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh là gì? Vì sao phải áp dụng mô hình kinh doanh?

Mô hình kinh doanh là kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp, bao gồm tài nguyên, tiếp thị, chi phí và khách hàng mục tiêu. Mô hình có thể được xây dựng dưới dạng văn bản thuần túy hoặc đồ họa. Việc xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tài nguyên, dự đoán doanh thu và đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này còn giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ và phát triển bền vững.

Nhìn chung, các lợi ích của một mô hình kinh doanh phù hợp bao gồm:

  • Xác định chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
  • Xác định đối tượng mục tiêu và phân khúc khách hàng quan trọng. được chiến lược kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ ngắn hạn và dài hạn.
  • Xác định các kênh bán hàng và triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
  • Phát triển các nguồn lực chính của doanh nghiệp như: công nghệ, nguồn vốn, nhân sự, sản phẩm/dịch vụ…
  • Mở rộng thị trường kinh doanh, đưa ra các giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

Các kiểu mô hình kinh doanh phổ biến

  1. Mô hình Tiếp thị Liên kết (Affiliate Business Model):
    • Đối tác tiếp thị liên kết giới thiệu sản phẩm của người bán và nhận hoa hồng từ mỗi giao dịch thành công.
    • Ví dụ: Trang web review sản phẩm Wirecutter là một đối tác tiếp thị liên kết của Amazon.
  2. Mô hình Đăng ký Kinh doanh (Subscription Business Model):
    • Người dùng trả phí định kỳ để sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm.
    • Ví dụ: Netflix cung cấp nội dung phim và truyền hình trả phí hàng tháng.
  3. Mô hình Kinh doanh Cho thuê (Rental Business Model):
    • Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ để sử dụng tạm thời với một khoản phí.
    • Ví dụ: Airbnb cho phép người dùng thuê nhà hoặc phòng trống từ chủ nhà.
  4. Mô hình Nhượng quyền Thương hiệu (Franchise Business Model):
    • Công ty cung cấp quyền sở hữu thương hiệu, sản phẩm và hệ thống cho các đối tác địa phương.
    • Ví dụ: McDonald’s cho phép các nhà đầu tư mở nhà hàng dưới thương hiệu của họ.
  5. Mô hình Kinh doanh Môi giới (Brokerage Business Model):
    • Khái niệm: Doanh nghiệp kết nối người mua và người bán và nhận phí dựa trên giao dịch thành công.
    • Ví dụ: Uber kết nối hành khách với tài xế và nhận phí từ mỗi chuyến đi.
  6. Mô hình Freemium:
    • Cung cấp phiên bản cơ bản miễn phí để thu hút khách hàng và yêu cầu trả phí để truy cập vào các tính năng nâng cao.
    • Ví dụ: Dropbox cung cấp dung lượng lưu trữ cơ bản miễn phí, nhưng yêu cầu trả phí để sử dụng dung lượng lớn hơn.
  7. Mô hình Giá trị Gia tăng (Value-Added Business Model):
    • Tăng giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách cung cấp các tính năng hoặc dịch vụ bổ sung.
    • Ví dụ: Apple cung cấp dịch vụ iCloud để lưu trữ dữ liệu của người dùng và tăng tính tiện ích của sản phẩm của họ.
  8. Mô hình “Dao Cạo” của Gillette:
    • Khái niệm: Bán sản phẩm cơ bản ở giá rẻ hoặc miễn phí, nhưng thu lợi nhuận từ các sản phẩm phụ trợ.
    • Ví dụ: Gillette bán dao cạo với giá rẻ, nhưng kiếm tiền từ việc bán các lưỡi dao thay thế.
  9. Mô hình Giá theo Danh Mục (Menu Pricing Model):
    • Khái niệm: Xác định giá dựa trên danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ.
    • Ví dụ: Spotify cung cấp các gói thuê bao theo danh mục, cho phép người dùng truy cập vào nhiều tính năng khác nhau tùy thuộc vào mức giá.

9 bước xây dựng mô hình kinh doanh

1. Xác Định Sản Phẩm, Dịch Vụ Doanh Nghiệp Cung Cấp:

Bạn là người cần hiểu rõ sản phẩm của mình nhất để có thể bán được hàng. Cần nắm chắc đăc điểm, tính năng, USP,… của sản phẩm và đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.

2. Tìm Hiểu Rõ Về Khách Hàng Mục Tiêu và Phân Khúc Thị Trường:

Nắm bắt đối tượng khách hàng mục tiêu và hiểu rõ về phân khúc thị trường để biết khách hàng và thị trường thực sự quan tâm điều gì và có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

3. Đề Ra Mục Tiêu Kinh Doanh:

Từ những tìm hiểu ở trên về sản phẩm, thị trường và khách hàng, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thể đạt được để hướng dẫn cho toàn bộ quá trình. Một gợi ý cho bạn đó là sử dụng quy tắc SMART (Specific – Measurable – Atainable – Realistic – Time bound) cho việc đặt mục tiêu dễ dàng và hiệu quả hơn.

4. Xây Dựng Chiến Lược Giá:

Đặt ra chiến lược giá phù hợp với giá trị sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời điểm bắt đầu kinh doanh. Đôi khi, mức giá là thứ khiến sản phẩm của bạn được khách hàng chú ý tới.

5. Xây Dựng Chiến Lược Phân Phối:

Phát triển chiến lược phân phối để đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn được tiếp cận và phân phối rộng rãi trên thị trường. Hiện nay, các loại kênh và phương thức phân phối đã được phát triển lên một tầm cao mới và ngày càng mở rộng để việc giao thương thuận lợi hơn. Có chiến lược phân phối hiệu quả còn giúp bạn tiết kiệm phần chi phí khá lớn trong kinh doanh.

6. Xây Dựng Chiến Lược Tiếp Thị và Quảng Cáo:

Bạn cần chú ý sử dụng các kênh tiếp thị và quảng cáo hiệu quả để tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu.

7. Xác Định Các Yếu Tố Chi Phí:

Doanh nhân cần biết cách theo dõi và quản lý các chi phí liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và hoạt động kinh doanh, điều chỉnh các chi phí đầu vào phù hợp với doanh nghiệp. Yếu tố chi phí đầu vào còn có ảnh hưởng khá lớn tới chiến lược giá của sản phẩm.

8. Xác Định và Lên Kế Hoạch Cho Các Nguồn Thu:

Bạn nên xác định các nguồn thu tiềm năng và lên kế hoạch để tối đa hóa lợi nhuận. Việc này giúp kiểm soát các vấn đề tài chính tốt hơn và tránh trường hợp doanh nghiệp không có chi phí để xử lý các tình huống bất ngờ.

9. Thực Hiện và Đánh Giá:

Sau khi các bước chuẩn bị và lên kế hoạch đã hoàn thành, doanh nghiệp sẽ có thể bắt tay vào thực hiện kế hoạch kinh doanh và liên tục đánh giá hiệu quả để điều chỉnh và cải thiện chiến lược kinh doanh.

Trên đây là 9 bước để xây dựng mô hình kinh doanh bền vững và thành công cho doanh nghiệp. Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý rằng kiên trì, nỗ lực và sáng suốt vẫn là chiếc chìa khoá mở cánh cửa then chốt dẫn đến thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share the Post:

Related Posts