Câu chuyện về Khổng Tử học đàn là một trong những câu chuyện nổi tiếng về cuộc đời và triết lý của Khổng Tử. Câu chuyện này thường được sử dụng để minh họa tinh thần học hỏi và kiên nhẫn của ông.
Khổng Tử là ai?
Khổng Tử (Kongzi) hay Khổng Phu Tử là một nhà triết học lớn của Trung Quốc cổ đại, được coi là một trong những người sáng lập triết học Nho giáo (Confucianism). Ông sinh vào khoảng năm 551 trước Công Nguyên và qua đời vào năm 479 trước Công Nguyên. Khổng Tử có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa và triết học Trung Quốc. Triết lý của ông vẫn còn được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi đến ngày nay.
Câu chuyện Khổng Tử học đàn
Trong thời kỳ Xuân Thu ở nước Lỗ, Sư Tương được biết đến như một bậc thầy về âm nhạc và được rất nhiều người ngưỡng mộ, trong đó có cả Khổng Tử. Khi Khổng Tử 30 tuổi, ông đã quyết định bái Sư Tương làm thầy dạy đàn của mình.
Khổng Tử đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để học đàn, bắt đầu từ bản nhạc đầu tiên. Sau mười ngày không ngừng luyện tập, kỹ thuật chơi đàn của Khổng Tử đã trở nên thành thạo hơn.
Khi Sư Tương nghe Khổng Tử biểu diễn bản nhạc ấy, ông nhận xét rằng Khổng Tử đã chơi rất thuần thục và khuyến khích ông chuyển sang học bản nhạc khác. Tuy nhiên, Khổng Tử, mặc dù đã thành thạo, nhưng vẫn cảm thấy rằng mình chưa thể nắm hết kỹ xảo và tình cảm chứa đựng trong bản nhạc.
Qua một khoảng thời gian, Sư Tương cảm thấy rằng Khổng Tử đã nắm vững kỹ năng của bản nhạc và khuyến khích ông chuyển sang học bản khác. Tuy nhiên, Khổng Tử nhấn mạnh rằng mặc dù ông đã thành thạo kỹ thuật đàn, nhưng vẫn cần thêm thời gian để hiểu sâu hơn về tư tưởng và tình cảm chứa đựng trong nhạc phẩm.
Một ngày nọ, sau khi nghe Khổng Tử biểu diễn, Sư Tương bị mê hoặc bởi âm nhạc phát ra. Ông nói rằng Khổng Tử đã hiểu được ý nghĩa và tình cảm chứa đựng trong bản nhạc, và đề nghị chuyển sang học từ khúc nhạc mới. Tuy nhiên, Khổng Tử phản đối và nói rằng ông vẫn chưa hiểu rõ người sáng tác bản nhạc là ai.
Thời gian cứ thế trôi. Cuối cùng, vào một ngày đẹp trời, Khổng Tử đã hình dung ra người sáng tác của bản nhạc và mô tả người đó như là một vị vua trang nghiêm, thân hình vạm vỡ, với ánh mắt sâu sắc và ý nghĩa trong lòng về việc phục vụ và cảm hóa mọi người. Sư Tương biết rằng bản nhạc đó thực sự là của Chu Văn Vương nên khi nghe mô tả của Khổng Tử chính xác hoàn toàn về Chu Văn Vương như vậy, ông không khỏi cảm thán trước sự nỗ lực và chăm chỉ của Khổng Tử.
Bài học từ câu chuyện học đàn của Khổng Tử
Câu chuyện về quá trình học đàn của Khổng Tử mang lại nhiều triết lý sâu sắc cho người đọc.
Đầu tiên là điều mà ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra được. Câu chuyện ca ngợi sự nỗ lực và tính kiên trì của Khổng Tử trong việc học tập và phát triển bản thân. Ông không dừng lại khi được thầy khen mà ngay lập tức suy nghĩ và đặt ra mục tiêu tiếp theo trên con đường tìm kiếm tri thức để thấu hiểu sâu sắc về kiến thức mà mình đang tìm hiểu. Nỗ lực ấy đã mang lại thành quả xứng đáng cho ông và giúp ông đạt được mong muốn của mình cũng như đạt được sự công nhận của những người xung quanh.
Thứ hai là bài học về sự khiêm tốn và tôn trọng. Ông tôn trọng những kiến thức mà mình tìm hiểu khi luôn cần mẫn và miệt mài cảm nhận, suy ngẫm về việc học đàn và bản nhạc ông học đánh. Ông khiêm tốn khi luôn được thầy khen nhưng không ngại thừa nhận bản thân vẫn còn rất nhiều điều chưa biết cần học thêm.
Và cuối cùng là giá trị của việc hiểu biết sâu sắc. Với sự hiểu biết sâu sắc của mình, Khổng Tử không những đã đạt tới độ uyên thâm khi chơi đàn mà còn nhận được công nhận của thầy Sư Tương và cho đến ngày nay, ông được rất nhiều người biết tới vì kiến thức uyên bác và tinh thần học hỏi của bản thân. Đó là thành công mỹ mãn mà ai trong chúng ta cũng mong muốn.
Liên hệ với vấn đề đào tạo trong doanh nghiệp
Câu chuyện Khổng Tử học đàn không chỉ là bài học hữu ích với cá nhân mà còn là chiếc đèn soi sáng cho lối đi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt được đỉnh cao trong lĩnh vực của mình cần phải có tinh thần học hỏi không ngừng để đạt tới mức độ hiểu biết sâu rộng. Để làm được điều đó, toàn bộ nhân sự của doanh nghiệp, từ lãnh đạo tới nhân viên cấp thấp nhất, đều phải có trong mình tinh thần học hỏi liên tục. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp một bài toán khó trong việc xây dựng văn hóa học tập liên tục.
Đây có thể coi là một vấn đề khó khăn khi ở thị trường Việt Nam hiện nay, tinh thần học tập trong nội bộ doanh nghiệp chưa thực sự được chú trọng và doanh nghiệp chưa truyền được cho chính nhân viên của mình động lực để không ngừng học hỏi. Tuy nhiên, giá trị của việc học tập không ngừng vốn đã được đúc kết từ lâu qua câu nói nổi tiếng của Lênin – “Học, học nữa, học mãi”, nay lại dần trở thành xu hướng trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt.
Do vậy, việc xây dựng văn hóa học tập liên tục cho doanh nghiệp là điều tất yếu. Để làm tốt điều này, về cơ bản doanh nghiệp có thể thực hiện theo 4 bước sau:
- Bước 1: Điều tra tình hình nhân sự, phòng ban, tài chính, và tình hình đào tạo đội ngũ của chính doanh nghiệp để hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp mình.
- Bước 2: Thống kê các chương trình đào tạo, tài liệu nội bộ cho việc đào tạo nhân sự trước nay của doanh nghiệp để lấy tài liệu phục vụ xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ của mình.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo nội bộ, phân công nhân sự giảng dạy (lên kế hoạch mời giảng viên/ coach bên ngoài về đào tạo nếu cần) và đề rõ chính sách khuyến học nếu có thể.
- Bước 4: Tận dụng các tiến bộ khoa học hiện nay để hỗ trợ việc lên kế hoạch, chương trình đào tạo hiệu quả; quản lý lớp học chặt chẽ; theo dõi sát sao tình hình học tập của nhân sự,… Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng phần mềm đào tạo LearnHub – thuộc tổ hợp giải pháp công nghệ 4.0 của TechHub – phần mềm với các chức năng phân quyền quản lý giúp doanh nghiệp đào tạo đa hình thức, quản lý từng phòng ban và chương trình đào tạo, cá nhân hóa lộ trình học của nhân sự, tương tác đa chiều, hỗ trợ web tên miền riêng. Hiện nay, TechHub đang có chương trình ưu đãi dùng thử miễn phí LearnHub 30 ngày full tính năng. Đăng ký ngay tại đây!
Trong suốt 4 bước trên, doanh nghiệp luôn cần truyền thông nội bộ để tạo tinh thần và động lực cho nhân viên, giúp chương trình đào tạo nhân sự hiệu quả hơn.
Với những chia sẻ trên đây, TechHub hi vọng mang đến cho bạn kiến thức bổ ích và phần nào giải quyết được những vấn đề mà bạn đang gặp phải. Mọi thắc mắc và góp ý, bạn vui lòng để lại ở phần bình luận hoặc liên hệ với TechHub qua fanpage nhé!