Trong quá trình đào tạo nhân sự, các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để phù hợp với nguồn lực của mình. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng phương pháp Blended learning. Hãy cùng nhau tìm hiểu về Blended learning.
1. Blended Learning là gì?
Blended Learning là một phương pháp đào tạo kết hợp giữa học trực tuyến và học truyền thống (offline). Với xu hướng hiện nay, chuyển đổi số đã phủ rộng khắp các ngành nghề và giáo dục cũng vậy. Theo đó, học viên ngoài việc các buổi học truyền thống trực tiếp giảng dạy trên lớp, họ còn có thể tham gia các buổi học trực tuyến qua zoom để củng cố, nâng cao kiến thức.
2. Có bao nhiêu mô hình chính trong Blended Learning?
- Mô hình Rotation: Học viên chuyển đổi giữa các môi trường học tập trực tuyến và offline trong một chu kỳ cố định. Ví dụ, có thể là Rotation Station Rotation (học viên sẽ luân chuyển đến các trạm post để học trực tuyến sau mỗi 30 phút, mỗi nơi có phương pháp và nội dung học tập khác nhau) hoặc Lab Rotation (học viên tham gia các buổi thực hành tại phòng lab hay các khu vực học tập đặc biệt).
- Mô hình Flex: Học viên có sự linh hoạt lớn trong việc lựa chọn giữa học trực tuyến và học truyền thống. Họ có thể tự quyết định thời gian và địa điểm học tập phù hợp với lịch trình của họ.
- Mô hình Enriched Virtual Model: Học viên tham gia vào các buổi học trực tuyến chủ động và tương tác, sau đó kết hợp với các buổi học offline để thực hiện các hoạt động thực hành, thảo luận, hoặc kiểm tra.
- Mô hình A La Carte: Học viên có khả năng lựa chọn các khóa học trực tuyến để thay thế hoặc bổ sung cho các khóa học truyền thống mà họ đang tham gia.
- Mô hình Flipped Classroom: Học viên xem trước tài liệu, bài giảng video trực tuyến trước khi đến lớp, nơi họ sẽ tham gia vào các hoạt động thực hành, thảo luận, và giải đố với sự hướng dẫn của giáo viên.
- Mô hình Individual Rotation: Học viên được xếp vào các nhóm và chuyển đổi giữa các hoạt động học tập theo các kế hoạch cá nhân hóa dựa trên năng lực và mức độ hoàn thành.
3. Lợi ích của việc áp dụng Blended Learning trong đào tạo nhân sự
- Tiết kiệm chi phí: Blended Learning cho phép học viên lựa chọn hình thức đào tạo từ xa, từ đó giúp giảm chi phí đào tạo như chi phí đi lại, thuê cơ sở vật chất, lương cho các giảng viên…
- Thời gian đào tạo linh hoạt hơn: Mỗi bài giảng, tài liệu đều được thiết kế sẵn và đăng tải lên hệ thống học tập trực tuyến. Người học được giáo viên hướng dẫn chi tiết và có thể chủ động lên kế hoạch học tập theo tiến độ mong muốn, phù hợp với lịch trình cá nhân của mình.
- Tăng cường tương tác: Do kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và đào tạo trực tuyến nên việc tương tác cũng được nâng cao. Với các chương trình học cần phát triển kỹ năng thực hành thì có thể lựa chọn hình thức đào tạo trực tiếp nhằm giúp học viên và giảng viên có thể tương tác tốt hơn, nâng cao hiệu quả đào tạo.
- Tạo nền tảng cho học tập liên tục: Học viên có thể tiếp tục học tập sau các buổi đào tạo trực tuyến bằng cách tham gia diễn đàn, đọc thêm tài liệu, hoặc thậm chí tham gia các khóa học trực tuyến khác.
- Dễ dàng ứng dụng kiến thức vào thực tế: Học viên có thể học lý thuyết thông qua tài liệu trực tuyến, sau đó áp dụng kiến thức này trong các buổi đào tạo trực tiếp hoặc thông qua các dự án thực tế, tăng tính ứng dụng và hiệu quả của quá trình học.
4. Kết luận
Việc áp dụng kiến thức vào thực tế trở nên dễ dàng hơn khi học viên có cơ hội áp dụng lý thuyết thông qua các dự án thực tế hoặc trong các buổi đào tạo trực tiếp. Điều này tăng tính ứng dụng và giá trị của những kiến thức đã học. Vì vậy, việc ứng dụng phương pháp Blended Learning là cần thiết khi đào tạo nhân sự.