10 Thuật ngữ trong ngành L&D mà các nhà quản trị cần biết

Trong lĩnh vực Đào tạo và Phát triển (L&D), có một số thuật ngữ quan trọng mà các nhà quản trị nên biết:

  1. Onboarding: Quá trình giới thiệu và đào tạo cho nhân viên mới khi họ gia nhập tổ chức. Điều này bao gồm việc đào tạo về công ty (lịch sử, cơ cấu tổ chức, mục tiêu và giá trị cốt lõi), sản phẩm và dịch vụ, quy tắc và chính sách nội bộ, cũng như giới thiệu với văn hóa tổ chức… nhằm giúp họ hòa nhập với môi trường và làm quen với công việc mà họ sẽ thực hiện.
  2. Learning Management System (LMS): Hệ thống quản lý học tập được sử dụng theo dõi và quản lý các hoạt động đào tạo và phát triển của nhân viên. Bằng việc sử dụng hệ thống này, các nhà quản lý có thể dễ dàng lập kế hoạch học tập cho từng nhân viên và theo dõi tiến độ của họ qua thời gian, từ đó đánh giá kết quả học tập của nhân viên thông qua các bài kiểm tra, bài tập và hoạt động khác.
  3. Microlearning: Phương pháp đào tạo trực tuyến theo từng bước nhỏ. Theo đó, các khóa học Microlearning rất ngắn thường từ 3 đến 5 phút, tập trung vào một chủ đề cụ thể và được cung cấp qua nhiều phương tiện như video ngắn, bài giảng hoặc bài kiểm tra trực tuyến. Điều này giúp người học dễ dàng tiếp cận thông tin mọi lúc, mọi nơi.
  4. Blended Learning: Kết hợp giữa học trực tuyến và học truyền thống để tối ưu hóa hiệu suất đào tạo. Người học cũng có thể linh hoạt trong việc tùy chọn học trực tiếp tại không gian lớp học hay học trực tuyến thông qua internet sao cho thuận tiện với lịch trình cá nhân của mình nhất. 
  5. Gamification: Hay còn gọi là trò chơi hóa là phương pháp trong đào tạo và phát triển nhân sự, sử dụng yếu tố trò chơi và các cơ chế tích điểm để tăng động lực và thúc đẩy học tập. Nó là việc ứng dụng những cơ chế của game (ví dụ: Bảng xếp hạng, huy hiệu, nhiệm vụ, phần thưởng,…) vào các hoạt động đào tạo nhằm giúp nhân viên cảm thấy hứng thú hơn khi học tập.
  6. Competency Framework: Khung năng lực bao gồm kỹ năng, thái độ và hành vi của mà nhà quản trị thiết lập cho từng vị trí công việc trong doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để các nhân viên có thể biết rằng mình cần bổ sung, học hỏi thêm những gì để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
  7. Synchronous Learning: Hình thức học tập đồng bộ đề cập đến việc người hướng dẫn và học viên tham gia một buổi học vào cùng 1 thời điểm và cùng 1 địa điểm (địa điểm ảo thông qua lớp học trực tuyến hoặc địa điểm vật lý thông qua lớp học trực tiếp).
  8. Asynchronous Learning: Hình thức học tập không đồng bộ, cho phép học viên tự quản lý thời gian học tập của mình. Theo đó, các học viên có thể dễ dàng tiếp cận nội dung học tập (các bài giảng, video trực tuyến…) đã được các giảng viên/ nhà đào tạo đăng tải lên phần mềm đào tạo trực tuyến trước đó bất cứ lúc nào. Hình thức này rất thích hợp cho học viên có lịch trình bận rộn.
  9. Authoring Tool: Là ứng dụng hoặc nền tảng phần mềm cho phép người dùng tạo nội dung đào tạo, bao gồm văn bản, đồ họa, âm thanh và video, ở định dạng gắn kết và tương tác giúp nhà phát triển tạo ra các khóa học mà không cần kiến thức chuyên sâu về lập trình.
  10. SCORM (Sharable Content Object Reference Model): Là một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến trong hầu hết các phần mềm eLearning. Cụ thể hơn, nó là những tiêu chuẩn cho việc tạo và quản lý nội dung đào tạo trực tuyến để nó có thể chia sẻ và tái sử dụng trên nhiều hệ thống LMS.

Hiểu rõ những thuật ngữ này sẽ giúp nhà quản trị L&D hiệu quả trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực bằng việc tạo ra được các chương trình đào tạo linh hoạt và cung cấp một trải nghiệm học tập liền mạch và đồng nhất cho người học trên nhiều nền tảng học tập khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share the Post:

Related Posts